Hiệp hội chè thành lập năm bao nhiêu? Tìm hiểu về văn hóa chè Việt Nam!
Văn hóa thưởng trà từ trước đến nay đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Là một người con sinh ra và lớn lên lại Séc, anh Nguyễn Mạnh Tùng luôn hướng về quê hương và đặc biệt yêu thích văn hóa trà Việt. Chúng ta hãy cùng theo chân anh Nguyễn Mạnh Tùng tìm hiểu về sự ra đời của Hiệp hội chè Việt Nam, cũng như lịch sử nguồn gốc, văn hóa từ ngàn đời trong tách chè Việt Nam ngay sau đây nhé!
“Chén trà là đầu câu chuyện”
Dân ta có câu: “chén trà là đầu câu chuyện”, quả thực vậy cuộc sống hàng ngày không thể thiếu đi tách trà. Mọi người sẽ ngồi với nhau nhâm nhi tách trà nóng để thư giãn, trò chuyện cùng nhau.
Văn hóa trà Việt Nam đã có từ 4000 năm lịch sử, luôn được gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Khác với trà đạo Nhật hay Tà đạo Trung Quốc, văn hoá trà Việt Nam đã hằn sâu vào tâm trí của mỗi người như một lẽ tự nhiên.
Các bậc tiền nhân trước đây đã nhận định việc pha và thưởng trà là bộ môn nghệ thuật “phi công thức”.
Mỗi người đều có những cách pha trà cho riêng mình. Để cảm nhận được hết hương vị trà, khi uống bạn nên đưa tách trà qua mũi, tiếp đến hạ xuống miệng rồi nhấp từng ngụm nhỏ bạn sẽ nhận thấy hết được tất cả các hương vị của đất và trời trong tách trà.
Có thể thấy Văn hóa Trà Việt Nam luôn hiện hữu trong đời sống thường nhật của người dân. Trong mỗi gia đình Việt đều sở hữu một bộ tách để pha trà, trà luôn là nước uống dùng để mời khách đến thăm nhà.
Văn hóa trà Việt Nam còn vô cùng bình dị, mộc mạc, không phân biệt tầng lớp, giai cấp và đặc biệt có vị trí quan trọng trong lòng mỗi người còn Việt!
Quay dòng lịch sử tìm hiểu sự ra đời Hiệp hội chè Việt Nam
Trong quá trình tìm hiểu về văn hóa chè Việt Nam, anh Nguyễn Mạnh Tùng đã có cơ hội được quen biết đến chị Nguyễn Thị Ánh Hồng – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký hiệp hội chè.
Cả hai người đã có một buổi gặp mặt vào ngày 11/5 tại quán “An Trà” số 214 phố Trần Quang Khải, Hà Nội.
Khi được hỏi về Hiệp hội chè và lý do ra nhập Hiệp hội chè, chị Hồng có chia sẻ:
“Hiệp hội Chè Việt Nam là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và nghiên cứu ngành Chè Việt, được tự nguyện thành lập. Hiệp hội thành lập với mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên. Đồng thời, hỗ trợ lẫn nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Từ nhỏ, với truyền thống gia đình làm chè, chị đã được tiếp xúc với chè từ khá sớm và đã phụ giúp gia đình xuất khẩu chè từ khi còn là sinh viên đại học. Tuy nhiên, sau khi học xong thạc sĩ, mọi chuyện trong cuộc sống vẫn cứ luôn gắn liền với chè. Cứ ngày qua ngày, chị hỗ trợ việc xúc tiến thương mại cho mọi người trong gia đình, nên dần dần hiểu được các quy trình để sản xuất, phát triển chè.
Trong quá trình hỗ trợ gia đình, chị được đi nhiều nước và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều phong tục tập quán về chè nên dần dần chè là một phần cuộc sống của chị. Nhà máy chè ngày càng nhiều, do vậy cần phải có 1 hiệp hội kêu gọi đóng góp từ mọi người. Do đó, Hiệp hội trà đã ra đời vào ngày 19 tháng 7 năm 1988”.
Qua buổi gặp mặt và trao đổi, anh Nguyễn Mạnh Tùng hiểu được sâu hơn về Văn hóa trà Việt Nam. Anh nhận thấy Việt Nam sẽ là nước phát triển mạnh về chè trong tương lai, anh muốn lan tỏa vẻ đẹp, thương hiệu chè Việt ra toàn thế giới.
Hy vọng hoài bão đưa chè Việt vươn tầm thế giới của chàng trai Việt kiều Nguyễn Mạnh Tùng sẽ thành công trong tương lai gần. Chúc cho thương hiệu Trà họ Nguyễn của anh sẽ được quảng bá rộng rãi tới bạn bè nước bạn!
Bài viết Hiệp hội chè thành lập năm bao nhiêu? Tìm hiểu về văn hóa chè Việt Nam! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Châu Âu TV.