Dự án: Kết nối toàn cầu với sản phẩm thủ công Mỹ nghệ Việt Nam
Nhằm gìn giữ và bảo tồn những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Vân Lê và Nhi Nguyễn, hợp tác cùng Trung Tâm giáo dục Séc Việt để Thực hiện dự án “kết nối toàn cầu với sản phẩm thủ công Mỹ nghệ Việt Nam”.
Nghề thủ công Mỹ nghệ tại Việt Nam dần bị mai một,…
Tại Việt Nam, có hơn 56 loại hình nghề truyền thống (gốm sứ, mây tre đan, dệt thổ cẩm, tranh sơn mài… và hơn 1250 làng nghề truyền thống. Những làng nghề này tập trung ở các khu vực nông thôn, miền núi, họ vừa làm nghề vừa làm nông nghiệp. Nghề thủ công truyền thống được xem như đứa con tinh thần mà cha ông truyền từ đời này qua đời khác.
Mỗi làng nghề như vậy trước đây có hơn 1000 hộ gia đình tham hoạt động sản xuất, nhưng hiện tại chỉ còn lại thưa thớt với vài chục hộ gia đình.
Hiện nay, các sản phẩm công nghiệp hóa được sản xuất hàng loạt, cho nên được bán với mức giá rẻ hơn, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm thủ công. Người nông dân phải bỏ công sức nhiều hơn để làm ra nó, nhưng không biết cách để quảng bá sản phẩm nên rất ít người biết tìm đến để mua.
Vì không sống được với nguồn thu nhập này nên họ buộc phải bỏ nghề để đi làm công việc khác. Còn đối với những hộ gia đình cố gắng gìn giữ nghề cũng không sản xuất thường xuyên, họ chỉ sản xuất khi có nhu cầu tiêu thụ. Vì thế mà các làng nghề truyền thống ngày càng mai một rồi biến mất. Thay thế vào đó là các nhà máy đầu tư sản xuất hàng loạt.
Gìn giữ các truyền thống văn hóa truyền thống
Chị Vân là một kỹ sư môi trường, trong các chuyến công tác đến những vùng nông thôn như vậy để khảo sát, đo lường lượng chất thải từ các hoạt động công nghiệp này để hướng dẫn và đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, chị Vân đã có cơ hội tiếp xúc với bà con và trò chuyện với họ.
Bà con chia sẻ rằng họ rất yêu nghề truyền thống, họ muốn gìn giữ các giá trị cha ông để lại, không muốn nhìn thấy các giá trị văn hóa của làng nghề họ bị mai một, nhưng vì cuộc sống ngày càng khó khăn, vì thế mà họ không còn cách nào đành phải để nghề truyền thống bị mai một.
Với những người chưa biết đến nghề truyền thống, có thể khi nhìn vào các sản phẩm này họ không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của nó. Với chúng tôi, khi nhìn vào một cái bình hoa, chúng tôi có thể hình dung được quá trình sản xuất. Từ một cục đất sét nhào nặn như thế nào, nung bao nhiêu lâu, với bao nhiêu tâm huyết bỏ ra,…
Vì thế, chúng tôi muốn giới thiệu vẻ đẹp của sự lao động, giá trị lịch sử, văn hóa ẩn dấu trong những sản phẩm này, từ đó tìm hiểu về nó, yêu nó và muốn ghé thăm làng nghề ở Việt Nam.
V.A.N mang sứ mệnh kể lại câu chuyện này, giúp kết nối những người yêu giá trị văn hóa truyền thống nhằm phát triển các dự án về cộng đồng. Ở Việt Nam, chúng tôi còn gây quỹ từ thiện cho trẻ em nghèo từ lợi nhuận bán ra các sản phẩm này. Do đó, chúng tôi quyết định kết hợp với trung tâm giáo dục Séc – Việt. Bởi cả cả hai bên đều hướng đến mục đích chung là vì cộng đồng.
Trung tâm giáo dục Séc – Việt là tổ chức vì cộng đồng với rất nhiều hoạt động ý nghĩa cho xã hội, nhằm giúp đỡ trẻ em nghèo vùng núi, những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn,… để các em có thể đến trường, được học tập và phát triển như bạn bè cùng trang lứa.
-
Chương trình trao sách giáo khoa cho trẻ em vùng cao
Sự kết hợp giữa V.A.N và Trung tâm giáo dục Séc – Việt thật sự là dự án ý nghĩa để quảng cáo, truyền bá văn hóa làng nghề truyền thống của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, đồng thời gìn giữ, phát huy các giá trị mà cha ông ta để lại.
Để chương thành thành công hơn nữa, mọi người hãy góp sức ủng hộ dự án của chúng tôi bằng cách mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của V.A.N hoặc chia sẻ, hỗ trợ với Trung tâm giáo dục Séc – Việt qua số tài khoản minh bạch: 295754925/0300
-
Dự án xây trường cho trẻ em nghèo tại vùng cao của Trung tâm giáo dục Séc – Việt
Chúng tôi biết rằng những dự án về xã hội sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp sức đến từ các bạn. Chúng ta hãy cùng chung tay chia sẻ, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, cùng nhau chung tay vì một xã hội tốt đẹp hơn.
Bài viết Dự án: Kết nối toàn cầu với sản phẩm thủ công Mỹ nghệ Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Châu Âu TV.