Bước sang tháng thứ 5 căng thẳng giữa Nga và Châu Âu. Lợi chưa thấy nhưng hại thì đã rõ!
Giữa tình hình căng thẳng ngày càng leo thang khiến Châu Âu lo ngại về vấn đề Nga sẽ dừng hẳn việc cung cấp khí đốt. Cho tới nay, cuộc chiến khí đốt vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, kết quả là KHÔNG bên nào có lợi!
Nga là nguồn cung cấp khí đốt chính cho EU
Khí đốt của Châu Âu phụ thuộc lớn vào Nga, theo số liệu thống kê, 40% nhu cầu khí đốt tại EU là do Nga cung cấp, riêng Đức phụ thuộc nhu cầu khí đốt tại Nga là 55%.
Việc châu Âu gia tăng các biện pháp trừng phạt Moscow đã khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin có những biện pháp đáp trả mạnh mẽ hơn với EU bằng việc dừng cung cấp khí đốt.
Đây hiện là một lệnh trừng phạt khiến cả EU phải lao đao, giá khí đốt tại Châu Âu đã tăng ở con số kỷ lục nhất từ trước tới nay. Tình hình này kéo dài khiến lạm phát ngày càng gia tăng, đẩy nền kinh tế đi vào suy thoái.
Tổ chức hiệp hội công nghiệp Đức – BDI đưa ra thông báo, nếu tiếp tục bị Nga cắt khí đốt việc suy thoái là điều tất yếu đối với Đức. Minh chứng rõ nhất là tăng trưởng kinh tế Đức năm 2022 đã về mức 1,5%.
“Việc giảm cung cấp khí đốt chẳng khác gì một cuộc tấn công kinh tế, nhằm vào châu Âu” – Theo lời của Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck.
Hiện khí đốt của Nga vẫn được bơm vào châu Âu, nhưng lượng khí đốt bơm vào ít đi rất nhiều. Đường ống cung cấp khí đốt cho Đức hiện chỉ hoạt động với 40% công suất so với trước.
Lý giải về điều này, Nga cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang làm cản trở việc sửa chữa đường ống. Trong khi Châu Âu cho rằng, đây chỉ là lý do mà Nga đưa ra để nhằm cắt giảm lượng khí đốt cho EU.
Căng thẳng leo thang, cuối cùng không một ai được lợi!
Về phía các nước phương Tây
Mặc dù nhu cầu về khí đốt đã qua mức đỉnh điểm vào mùa đông, nhưng người dân Châu Âu vẫn phải cố gắng để chống chọi với giá năng lượng cao kỷ lục. Các nhà lãnh đạo kêu gọi người dân cần nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng.
Chính phủ cố gắng có những biện pháp lưu trữ năng lượng để có thể chuẩn bị cho mùa đông sắp tới nếu bị Nga cắt giảm khí đốt. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cảnh báo việc Nga cắt đứt toàn nguồn cung sẽ khiến khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ giảm 1,7%.
Đặc biệt, khi sang mùa đông nhu cầu về khí đốt cao sẽ làm gia tăng rủi ro, kéo theo đó là nhiều hệ luỵ lớn.
Về phía Nga
Khí đốt chính là nguồn doanh thu chính của Nga, vì thế việc Nga dừng bán khí đốt sẽ khiến cho kinh tế Moscow ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong thời gian ngắn hạn, lượng khí đốt mà Nga định cấp cho châu Âu có thể chuyển đến kho lưu trữ của Nga. Nhưng những cơ sở lưu trữ này sẽ nhanh chóng đầy chỉ khoảng từ 3-4 tháng.
Điều này khiến cho một số hoạt động sản xuất khí đốt có thể tạm ngừng, làm tác động đến tăng trưởng của Nga.
Ngân hàng châu Âu nhấn mạnh, kịch bản dành cho Nga rất có thể là một cuộc suy thoái với sản lượng sụt giảm nghiêm trọng. Lịch sử tam ra như Liên Xô có thể bị lặp lại?
Căng thẳng càng kéo dài, càng không có bên nào được lợi, tất cả đều đối mặt với khó khăn, khủng hoảng.
Bài toán giải quyết vấn đề thiếu năng lượng của Châu Âu
Để giải quyết vấn đề thiếu nguồn năng lượng trầm trọng, một số quốc gia tại Châu Một đang có kế hoạch phục hồi hoạt động các nhà máy nhiệt điện than.
Việc sử dụng lại nguồn năng lượng than đẩy Châu Âu vào thế khó xử. Bởi Châu Âu có ý thức vô cùng cao về vấn đề biến đổi khí hậu. Các quan chức Đức cho biết, việc trở lại dùng than sẽ là biện pháp tạm thời và ngắn hạn, đảm bảo không làm ảnh hưởng tới mục tiêu ngừng hoàn toàn điện than vào năm 2030.
Simon Müller – Giám đốc tổ chức nghiên cứu Agora Energiewende cho biết: “Việc đối mặt với những cấp bách như hiện nay sẽ tạo động lực chính trị mà chúng ta cần nhằm có được những bước tăng tốc trong quá trình xây dựng năng lượng tái tạo”.
Theo Báo điện tử VTV New
Bài viết Bước sang tháng thứ 5 căng thẳng giữa Nga và Châu Âu. Lợi chưa thấy nhưng hại thì đã rõ! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Châu Âu TV.