Billa mở cửa hàng mua sắm thuần chay đầu tiên ở Vienna
Giờ đây chuỗi cửa hàng Billa đã đầu tư hẳn một cửa hàng thuần chay của mình tại thủ đô Vienna thay vì chỉ là một vài kệ như trước đây. Tại đây sẽ phục vụ khách hàng ăn chay với những sản phẩm không có nguồn gốc từ động vật.
Mặt khác, chi nhánh thuần chay đầu tiên của Billy với tên gọi đặc trưng Pflanzilla (từ cây pflanzlich của Đức) thu hút khách hàng với hơn 2,5 nghìn sản phẩm thuần chay trong một cửa hàng có diện tích 200m2 được nằm trên Mariahilfer Straße danh tiếng tại Vienna.
Bên cạnh trái cây, rau và các sản phẩm thuần chay khác, tới đây khách hàng cũng có thể tìm thấy các sản phẩm thay thế thịt như sản phẩm làm từ sữa, đồ uống và bánh ngọt thuần chay.
Marcel Haraszti, Giám đốc điều hành của Rewe Group, thuộc Billa, nhận xét khi khai trương chi nhánh thuần chay đầu tiên: “Chúng tôi tin tưởng rằng với khái niệm ẩm thực mới, chúng tôi đáp ứng các nhu cầu quan trọng của khách hàng, đồng thời đóng góp ý thức vào việc ăn uống lành mạnh. Theo quan điểm của chúng tôi, việc ăn uống dựa trên thực vật có tiềm năng to lớn, vừa có lợi ích cho khách hàng của chúng tôi, vừa an toàn đối với môi trường”.
Theo nghiên cứu gần đây của Billy, cho thấy có tới 46% người Áo gần đây đã giảm tiêu thụ các sản phẩm từ động vật. Trong đó, nhóm người từ 18 đến 29 tuổi có tới hơn ¼ được cho là hoàn toàn không ăn thịt.
“Việc khai trương cửa hàng Billa với các sản phẩm 100% thực vật đầu tiên tại Vienna cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của người tiêu dùng về thực phẩm thuần chay. Eva Hemmerová, phát ngôn viên của chi nhánh trong nước của tổ chức ProVeg nói với Forbes sẽ cần phải đợi thêm vài năm nữa mới có thể xảy ra những điều tương tự như thế này tại Cộng hòa Séc.
Theo bà, các cửa hàng ở Cộng hòa Séc cũng đang đẩy mạnh hơn nữa các sản phẩm thực vật vào danh mục bán hàng của mình. Theo khảo sát mới nhất của FMCG Gurus từ tháng 4 năm nay, số lượng người Séc hạn chế tiêu thụ các sản phẩm động vật đã tăng 10% kể từ cuối năm 2020. Trong đó, có tới 39% dân số Séc được phân loại là những người ăn chay trường, họ tiêu thụ thịt khá ít.
“Lý do mà người ta hạn chế ăn thịt nhất là bởi người ta tin rằng không ăn thịt sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Ngoài ra còn có những lo ngại về môi trường hoặc nỗ lực để cải thiện điều kiện sống của động vật, cũng như giảm cân hoặc giá thịt tăng” theo Hemmerová giải thích.
Theo dữ liệu của Euromonitor, người Séc đã chi 1,14 tỷ Kc đối với những sản phẩm thay thế thịt vào năm ngoái. Trong đó, những sản phẩm từ sữa có nguồn gốc thực vật đứng ở vị trí thứ 2 với hơn nửa tỷ.
Bên cạnh đó, các thương hiệu khác cũng áp dụng xu hướng thuần chay. Hai năm trước, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Burger King đã mở rộng cung cấp nội địa bao gồm bánh mì kẹp thịt không thịt. Công ty Emco của Séc, chủ yếu tập trung vào sản xuất ngũ cốc, sản xuất các sản phẩm thay thế thịt và pho mát.
Mặc dù chủ nghĩa thuần chay, ăn chay đang gia tăng trong xã hội, nhưng vì giá thành đắt đỏ, cho nên làm cản trở xu hướng này trở nên phổ biến trong xã hội. Hơn nữa, đây còn là thời điểm lạm phát tăng cao, giá lương thực cũng đắt hơn làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Chúng ta có thể thấy rằng, hiện nay xu hướng sử dụng sản phẩm thuần chay ngày càng được ưa chuộng, minh chứng rõ nhất là có rất nhiều tập đoàn lớn của Châu Âu chuyên kinh doanh về mặt hàng, sức khỏe cho người tiêu dùng được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Tại Cộng hòa Séc cũng đã có công ty của người Việt tập trung về mặt hàng này, đó chính là Bateka Vietnam. Đến với Bateka quý khách hàng có thể tìm được cho mình những sản phẩm thuần chay, sản phẩm organic,… lành mạnh, hoàn toàn tự nhiên, tốt cho sức khỏe của người dùng.
Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh chính là cách để bạn bảo vệ cho sức khỏe của mình, cũng như góp phần tạo nên một thế giới sống tốt hơn.
Theo Forbes
Bài viết Billa mở cửa hàng mua sắm thuần chay đầu tiên ở Vienna đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Châu Âu TV.