Bạo hành trẻ em – nơi gia đình không còn là điểm tựa an toàn nhất
Những ngày cuối năm, khi tết Nguyên Đán đang đến rất gần, truyền thông Việt Nam đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận về 2 vụ việc bạo hành trẻ em. Một bé đã mãi ra đi và một bé đang trong tình trạng nguy kịch, ngàn cân treo sợi tóc. Điều khiến tôi, người viết bài này, cũng đang là phụ huynh của một em bé đau lòng nhất rằng chính cha mẹ các em, người đã mang các em đến với thế giới này lại tự tay đẩy con mình vào “địa ngục trần gian”.
Theo báo vnexpress.net, năm 2020 có gần 2.000 vụ bạo hành trẻ bị phát hiện. Đáng nói, 97% kẻ gây hại đều là phụ huynh, người thân của nạn nhân. Vậy tôi tự hỏi, những đứa trẻ ở vụ bạo hạnh KHÔNG bị phát hiện, chúng hiện đang ra sao? có đang “giãy giụa” để thoát khỏi “địa ngục” kia không?Lứa tuổi 1-14 là lứa tuổi cần được sự chở che và bao dung nhất lại đang nằm trong nhóm bị bạo hành nhiều nhất. Trách nhiệm bảo vệ các em không chỉ dừng lại ở cha mẹ chúng nữa, xã hội cũng có thể lên tiếng và giúp đỡ các em.Bạn đã từng phải chứng kiến bạo hành gia đình bao giờ chưa? Thậm chí, bạn đã từng là nạn nhân?Theo bạn, chúng ta nên làm gì để giải quyết trọn vẹn vấn nạn bạo hành trẻ em? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!